Từ xưa, ông cha ta đã có quan niệm: phải có bằng cấp cao thì mới có công việc tốt, tương lai sáng lạn và nhất là trong thời điểm này, bằng đại học được xem như là tờ giấy thông hành thì quan niệm “vào Đại học bằng mọi giá” là điều bắt buộc.

Bước chân vào giảng đường đại học là niềm mơ ước của hầu hết các bạn trẻ Việt Nam. Hiện nay, các trường Đại học công lập cũng đang dần dần chuyển sang hình thức tự chủ tài chính vì thế mức chi phí học Đại học không còn rẻ nữa.

Bước chân vào đại học là ước mơ của các bạn trẻ

Học 4 năm đại học bạn tốn bao nhiêu?

Anh H. ở quận Tân Phú, TP. HCM tâm sự: Nhà có 2 đứa con trai, đứa lớn đang học đại học năm 3 trường ĐHQT - ĐHQG TP. HCM, chi phí mỗi năm học tầm 45 triệu đồng, chi phí sinh hoạt hàng ngày và chi phí đi lại khoảng 100.000 đồng/ngày, vị chi 1 năm khoảng 36 triệu đồng/năm. Ngoài ra còn các chi phí sách vở và tham gia các hoạt động khác tổng cộng cũng gần 100 triệu/năm. Bốn năm đại học hết khoảng gần 400 triệu nhưng không biết ra trường có tìm được việc làm hay không?

Đa phần các phụ huynh đều dự trù chi phí học đại học cho con mình ở mức trung bình khoảng 100 triệu/năm.

Đối với những bạn sinh viên ở tỉnh thì chi phí sinh hoạt và đi lại còn cao hơn nữa do phải thuê nhà trọ. Trường hợp sống tiết kiệm nhất thì chi phí cho một sinh viên ở tỉnh lên thành phố học khoảng 3,6 triệu/tháng (tương đương 43,2 triệu/năm, nghĩa là 172,8 triệu/4 năm). Đó là chưa tính học phí, sách vở và các hoạt động khác của nhà trường. Đối với những bạn có điều kiện khá hơn thì chi phí sinh hoạt rơi vào tầm 5,1 triệu/tháng (tương đương 61,2 triệu/năm, nghĩa là 244,8 triệu/4 năm).

Tỷ lệ thất nghiệp nằm trong nhóm trình độ đại học cao

Con tốt nghiệp đại học là niềm vui và cũng là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh: Vui vì thấy con mình đã khôn lớn, trưởng thành và hoàn thành một chặng đường dài học tập, nhưng cũng đầy lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con mình. Liệu con mình có tìm được công việc ổn định và mức lương cao sau 4 năm miệt mài đèn sách hay không?

Đây thật sự là mối quan tâm của các bậc cha mẹ ngay từ khi con mình chọn trường, chọn “con đường” mà các em sẽ đi.

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý 4/2018, cả nước có 135.800 người, tương đương 2,57% cử nhân đại học trở lên thất nghiệp. Qua các năm, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần nhưng con số không hề nhỏ vẫn đang ở mức báo động.  

Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là 7,67% và đặc biệt cao ở khu vực thành thị với mức 11,95%; cứ 100 thanh niên trong lực lượng lao động thì có 12 người thất nghiệp. Mỗi năm có khoảng hơn 20.000 lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động chưa có việc làm. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sinh viên ra trường làm trái ngành ngày càng nhiều, chiếm 60%. 

Chương trình Cao đẳng, Đại học thực hành là cánh cửa mở rộng cho các bạn trẻ.    

Trước thực trạng như vậy, liệu các bạn có mạnh dạn quyết định đi du học Đức với số tiền tương đương hay thậm chí ít hơn chi phí học đại học tại Việt Nam để đổi lấy một bằng cấp quốc tế với nhiều chính sách hấp dẫn:

   + Học phí miễn 100%

   + Nhận thêm tiền trợ cấp đào tạo từ 25 triệu - 30 triệu đồng/tháng tùy ngành học.

   + Bằng cấp cử nhân được công nhận trên toàn cầu.

   + Công việc ổn định tại các bang lớn, mức lương tối thiểu 2.800 - 3.200 Euro/tháng (khoảng 78 triệu - 89 triệu đồng/tháng).

   + Cơ hội định cư sau 4 năm làm việc và bảo lãnh người thân.

   + Tự do đi lại, làm việc, khám phá 27 nước trong Khối Liên minh châu Âu.

Với chính sách hấp dẫn trên, bạn có thể tự chi trả mọi sinh hoạt tại Đức mà không phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Điều quan trọng nhất là bạn có thể hoàn vốn chi phí ban đầu trong 2 năm ngay khi còn đang du học.

Cơ hội trở thành công dân toàn cầu cho mọi đối tượng

Đối với các bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học ở Việt Nam vẫn có cơ hội được đào tạo và làm việc tại Đức.