Cộng hoà Liên bang Đức là một trong các nước công nghiệp hoá nhiều nhất trên thế giới, nằm ở giữa châu Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan, Cộng hoà Czesk, Áo, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan.
Ở phía bắc, Đức nằm giáp ranh với biển Baltic và Bắc Hải. Đức là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh Châu Âu và là nước đông dân nhất trong khối này. Ngoài ra, Đức còn là thành viên trong khối NATO và G8.
Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin. Đức có 16 tiểu bang.
Bức tường Berlin
Năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đức phải chấp nhận bị chia thành 4 vùng chiếm đóng do các nước thuộc phe Đồng minh cai quản. Phần phía Đông nước Đức thuộc về Liên Xô, phần phía Tây thuộc về Anh, Pháp và Mỹ. Thủ đô Berlin cũng bị chia thành bốn khu vực tương tự nước Đức.

Sự chia cắt này đã bắt đầu chiến tranh lạnh giữa Đông Đức và Tây Đức. Năm 1948, Liên bang Xô viết đã phong tỏa Tây Berlin nhằm buộc các nước đồng minh khác rút lui khỏi thành phố. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh đã tiếp viện từ trên không để phá hủy kế hoạch của Liên Xô.
Năm 1949 Liên Xô đã dừng phong tỏa. Khi đó, gần 3 triệu người đã di chuyển khỏi Đông Đức sang Tây Đức với mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày 12/8/1961, chính quyền Đông Đức đã ngăn dòng người di tản bằng cách đóng cửa biên giới vĩnh viễn. Trong 2 tuần, bước tường bê tông đã được dựng lên ngăn đôi thành phố.
Bức tường Berlin ra đời và trở thành một biểu tượng của sự chia cắt đất nước Đức gần 30 năm.
Thống nhất Đông và Tây Đức
Khi chiến tranh lạnh có dấu hiệu giảm nhiệt tại châu Âu, chính phủ Đông Đức đã cho phép người dân được tự do vượt qua ranh giới. Hơn 2 triệu người đã sang Tây Berlin vào cuối tuần để tham gia các lễ hội đường phố. Đêm 9/11/1989, đám đông đã kéo đến bức tường và bắt đầu phá bỏ bức tường. Ngay sau đó, bức tường Berlin bị đánh sập, báo hiệu một nước Đức thống nhất trong tương lai gần.
Ngày 18/3/1990, một cuộc bầu cử tự do đã được tiến hành tại Cộng hòa Dân chủ Đức, tạo tiền đề cho sự thống nhất Đông và Tây Đức. Gần 1 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ngày 3/10/1990, Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất, và đó chính là nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
Sự khác nhau giữa Đông Đức và Tây Đức
Những thành phố nổi tiếng ở Đông Đức như Chemnitz, Dresden, Jena, Magdeburg, Leipzig, Halle (Saale). Tây Đức phát triển hơn Đông Đức về mọi mặt, vì vậy các thành phố ở đây cũng năng động và hiện đại hơn. Một số thành phố tiêu biểu ở Tây Đức như Frankfurt, Bremen, Hamburg, Mainz, Munich, Bonn,…
Trong suốt thời gian chia cắt đất nước, Đông Đức và Tây Đức có sự chênh lệch rất lớn về mọi mặt. Sự thua kém của Đông Đức so với Tây Đức không chỉ thể hiện ở tiềm lực kinh tế mà còn ở chất lượng cuộc sống. Tuy chính phủ Đức đã đưa ra nhiều biện pháp ưu tiên phát triển Đông Đức nhưng cho tới ngày nay sự hạn chế này vẫn còn rất rõ ràng.

Theo đánh giá cuộc sống ở Tây Đức phát triển hơn ở Đông Đức khá nhiều. Những trường đại học ở Tây Đức cũng có chất lượng giáo dục tốt hơn. Cơ sở vật chất cũng khang trang hơn. Số lượng trường đại học và sinh viên ở Tây Đức cũng nhiều hơn Đông Đức.
Chính sự khác biệt quá lớn giữa Đông Đức và Tây Đức khiến cho nhiều bạn cảm thấy băn khoăn khi đi du học Đức. Đa số các du học sinh sẽ lựa chọn Tây Đức để học tập và sinh sống vì Tây Đức sở hữu những thành phố lớn, hiện đại với chất lượng cuộc sống rất tốt.