Đức không chỉ có nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Volkswagen, Mercedes-Benz, BMW, Daimler, Bosch, Siemens, Adidas, Deutsche Bank,… mà còn có vô số doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.

Theo thống kê của statista.com, năm 2018, tổng số doanh nghiệp ở Đức vào khoảng 2,6 triệu. Trong số này, khoảng 11.300 doanh nghiệp có từ 250 nhân viên trở lên; khoảng 55.700 doanh nghiệp có từ 50 - 249 nhân viên; khoảng 123.800 doanh nghiệp có từ 20 - 49 nhân viên; khoảng 245.000 doanh nghiệp có từ 10 - 19 nhân viên. Trong khi đó, các doanh nghiệp có từ 9 nhân viên trở xuống chiếm khoảng 2,16 triệu doanh nghiệp.

Năm 2019, Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ). Đây là điều đáng chú ý vì Đức là quốc gia có chi phí lao động rất cao. Khác với Trung Quốc, chi phí lao động rẻ hơn nhiều.

Điều thú vị hơn nữa trong câu chuyện xuất khẩu của Đức là đây không phải là kết quả thành công của một công ty hay một số ít công ty. Thay vào đó, là số lượng lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ đằng sau hiệu suất ấn tượng này.

Người Đức tin rằng trọng tâm trong sản xuất sẽ tạo nên sự xuất sắc, có nghĩa là họ sản xuất một loạt sản phẩm rất hẹp. Tuy nhiên, các công ty Đức thường nhắm đến thị trường toàn cầu để bù đắp điều này. Đầu tiên, họ tạo ra sự xuất sắc trong một sản phẩm duy nhất. Sau đó, họ xuất khẩu sản phẩm ra khắp thế giới, kết quả là tạo ra doanh thu đáng kể.

Sự kết hợp giữa trọng tâm và toàn cầu hóa này là điểm mạnh cho thấy sự thành công của các công ty vừa và nhỏ của Đức. Mặc dù chỉ có khoảng 1% dân số thế giới sống ở Đức, nhưng gần 50% các công ty vừa và nhỏ hàng đầu thế giới là đến từ Đức.

Một điểm lưu ý nữa là Đức không có vấn đề sinh viên nợ như ở Hoa Kỳ. Điều này là do các công ty vừa và nhỏ ở Đức chi một khoản lớn tài trợ việc đào tạo nghề cho nhân viên. Trong hệ thống đào tạo nghề kép ở Đức, các sinh viên chỉ dành 40 - 50% thời gian đào tạo để học lý thuyết ở trường, 50 - 60% thời gian còn lại các sinh viên sẽ thực tập tại các doanh nghiệp để học hỏi trong công việc và hoàn thiện kỹ năng tay nghề.

Một khi kỹ năng đã được hoàn thiện, những người này được các công ty tuyển dụng. Giáo dục của Đức tập trung vào truyền đạt cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để gặt hái thành công trong công việc. Sự phát triển của các tập đoàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đã tạo ra thị trường việc làm khổng lồ. Do đó, cánh cửa rộng mở cho các bạn trẻ có mong ước đi du học Đức!

Sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn dẫn đến tăng trưởng toàn diện cho Đức. Ngành công nghiệp của Đức không chỉ tập trung ở khu vực thành thị. Các cơ hội việc làm còn có ở các khu vực nông thôn, giúp đảm bảo có sự tăng trưởng công bằng trên toàn quốc. Thế nên, việc đi du học Đức đối với nhiều bạn trẻ không chỉ là bằng cấp giáo dục. Nó còn cung cấp cho bạn thêm lợi thế so với những người khác về trình độ tiếng Đức, cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Liên hệ: Công ty TNHH MaxCare

+ Địa chỉ: 106/25 Bàu Cát 1, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

+ Hotline: 0916.262.304 - 0971.366.780

+ Email: maxcare.edu@gmail.com

+ Web: maxcare.edu.vn