Xác định mục tiêu

Học ngoại ngữ là một quá trình rèn luyện, tích lũy kiến thức lâu dài, chứ không thể một sớm, một chiều là thành công. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân có học lực, khả năng tiếp thu, thời gian dành cho việc học khác nhau… nên câu trả lời của việc “học tiếng Đức khó hay dễ” phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, lộ trình của người đó.

Chẳng hạn, bạn du học ở Đức nghề điều dưỡng thì cần trình độ tối thiểu B1-B2. Nếu bạn du học Đức ở cấp đại học thì cần trình độ C1. Nhiều bạn đã học qua tiếng Đức, đánh giá trình độ A1-A2 thì dễ, lên đến B1-B2 cố gắng vẫn đạt được, còn học C1-C2 rất khó.

Với những người mới học tiếng Đức chỉ một vài tháng thì tiếng Đức quả là “khó nhằn”. Nhưng khi được luyện tập nhiều, học sâu hơn, chắc chắn bạn sẽ thấy đam mê tiếng Đức.

Trên thực tế, bạn không nên quan tâm học tiếng Đức khó hay dễ, bởi nếu bạn đủ đam mê, có khát vọng phát triển và tạo cơ hội mới cho bản thân bằng tiếng Đức thì dù ở mức độ nào cũng trong tầm tay bạn.

Ngoài ra, khi có điều kiện hòa nhập trong môi trường bản xứ, giao tiếp thường xuyên với người Đức, kỹ năng tiếng Đức của bạn sẽ cải thiện tốt hơn rất nhiều so với trình độ ở các chứng chỉ mà bạn học.

Thay vì ngồi thắc mắc học tiếng Đức nên bắt đầu từ đâu? Học tiếng Đức có khó không? Hãy bắt tay cùng học nào!

Những thuận lợi khi học tiếng Đức

Dẫu cho tiếng Đức là ngôn ngữ khó học thì học tiếng Đức vẫn có một số thuận lợi với các lý do sau:

Dùng bảng chữ cái Alphabet

Giống như tiếng Việt, tiếng Anh, bảng chữ cái tiếng Đức gồm có 30 ký tự, trong đó bao gồm 26 ký tự như tiếng Anh, và 4 ký tự đặc biệt: ä, ö, ü và ß.

Với người Việt, khi học tiếng Đức, bạn sẽ cảm thấy thân thuộc và dễ hơn nhiều so với các nước không sử dụng bảng chữ cái Alphabet

Bảng chữ cái tiếng Đức

Nhiều từ vựng tiếng Đức gần giống tiếng Anh

Hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều bạn đều học tiếng Anh từ nhỏ. Vì vậy, số lượng từ vựng có được cũng khá dày. Do đó, khi học tiếng Đức, bạn sẽ thấy nhiều từ vựng tiếng Đức có cách viết và ngữ nghĩa gần giống tiếng Anh.

Ví dụ: haus (house); englisch (english); university (universität); zertifikat (certificate)…

Phát âm tiếng Đức dễ hơn cả tiếng Anh

Để nói được một ngôn ngữ nước ngoài nào đó, khó nhất là phần phát âm. Thông thường, học tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, chúng ta phải đọc qua phiên âm quốc tế mà vẫn chưa chắc phát âm chuẩn được.

Tuy nhiên, với tiếng Đức thì khác hoàn toàn. Tiếng Đức phát âm khá giống tiếng Việt. Chỉ cần vài tuần luyện phát âm, chú ý một số âm gió, âm phụ, các bạn đã có thể nói tiếng Đức khá.

Ở các kỳ thi tiếng Anh như IELTS, kỹ năng nói thường khó đạt điểm cao hơn 3 kỹ năng còn lại (nghe, đọc, viết). Tiếng Đức thì ngược lại, nói là kỹ năng dễ được điểm cao đối với các thí sinh Việt Nam.

Cộng đồng học và nói tiếng Đức ngày càng nhiều

Các trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Đức dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Các bạn trẻ chọn cách sang Đức du học nghề kép ngày càng tăng, do Đức có các chính sách ưu đãi hấp dẫn cho việc học tập và làm việc đối với người nhập cư.

Đức với tiềm lực là nền kinh tế số 1 châu Âu, thể hiện qua việc các tập đoàn, doanh nghiệp Đức đến đầu tư, làm ăn ở Việt Nam ngày càng nhiều.

Bất kỳ ngoại ngữ nào cũng vậy, nếu có nhiều cơ hội sử dụng, bạn sẽ nhớ lâu và hình thành phản xạ nói tự nhiên hơn. Khi có một môi trường để giao tiếp thường xuyên, luyện tập, chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Thành công phụ thuộc vào chính bản thân bạn

Người Việt Nam học tiếng Đức cũng như người nước ngoài học tiếng Việt, không hề đơn giản. Tiếng Đức dễ “làm khó” bạn bởi các động từ bất quy tắc, các giống của danh từ…

Luyện tập, giao tiếp tiếng Đức thường xuyên giúp bạn tiến bộ rất nhanh

Học tiếng Đức có thành công không, phụ thuộc vào chính bản thân mình. Đó là sự kiên trì, chăm chỉ, và phải có đam mê, quyết tâm. Nếu bạn lười học từ mới, không chịu làm bài tập, ngại nói, ngại nghe thì chắc chắn bạn sẽ không thể tiến bộ được. Đặc biệt với tiếng Đức cấu trúc câu khá dài, bạn cần phải chăm chỉ ôn luyện thường xuyên hơn.

Nếu mục đích học tiếng Đức để đi du học, làm việc hay định cư lâu dài ở Đức, hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ kỹ năng nói, nghe, viết tiếng Đức thật tốt, vì sang Đức với trình độ B1-B2, bạn cũng mới chỉ đọc được, hiểu qua thôi, chứ chưa thể giao tiếp trôi chảy với người Đức.

Việc xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp các bạn kiên trì, tuân thủ kỷ luật học tập để đạt hiệu quả như mong muốn.